Làm cha mẹ ai cũng mong tiếng nói đầu tiên của con, giây phút con bập bẹ những từ đầu tiên vô cùng thiêng liêng và quý giá. Vậy mà ngóng chờ mãi con yêu không nói làm cha mẹ vô cùng lo lắng và hoang mang. Vậy làm thế nào để đánh giá tình trạng chậm nói của con để đưa ra những quyết định đúng đắn. Bài viết này cung cấp dấu hiệu và phân tích trẻ chậm nói dưới góc nhìn của sinh trắc vân tay.
Thế nào là chậm nói ở trẻ?
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát.
Chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.
Dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ chậm nói qua các độ tuổi
Trẻ chậm nói trong giai đoạn 3 – 7 tháng:
- Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh.
- Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.
- Hoặc trẻ bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh khác (từ 4 tháng tuổi).
Trẻ chậm nói khi 12 tháng tuổi
- Trẻ không tìm cách giao tiếp với cha mẹ, người thân kể cả khi trẻ cần sự giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó (trong khi những em bé khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói).
- Trẻ không biết nói bất kì một từ nào, ví dụ: “bà” hoặc “mẹ”.
- Trẻ không phát ra các phụ âm (ví dụ: b, m, p,…), hoặc trẻ không bi bô
- Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như: vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
- Trẻ không có phản ứng khi được đúng gọi tên.
- Không hiểu và không có hành động phản ứng với các từ đơn giản như: “không”, “xin chào” và “bai bai”.
- Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.
Trẻ chậm nói khi 16 tháng tuổi
- Trẻ không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào.
- Trẻ được 16 tháng những vẫn không hiểu và không phản ứng gì với các từ như: “không”, “dậy nào”.
- Trẻ không biết chỉ vào vật mình thích, như kiểu muốn diễn đạt ý “Mẹ/Ba nhìn này!” và kết hợp với động tác ngước nhìn ba mẹ.
- Trẻ không biết chỉ vào đồ vật hay bức tranh ở trước mặt khi được hỏi, ví dụ cha mẹ hỏi: “Con chó đâu”.
Trẻ chậm nói khi 18 tháng tuổi
- Trẻ không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ: đầu, mắt, mũi) khi được người lớn yêu cầu.
- Trẻ chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ.
- Trẻ không biết chỉ vào thứ mình muốn.
- Trẻ không thể hoặc không có ý muốn cố gắng giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi trẻ đang cần sự giúp đỡ.
- Trẻ vẫn chưa nói được các từ đơn giản như: “mẹ”, “bế”.
- Trẻ không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào nó”.
- Trẻ không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được bao mẹ hoặc người thân hỏi “cái gì đây?”, “dép con đâu?”
Trẻ chậm nói ở giai đoạn 19 – 23 tháng tuổi
- Vốn từ ngữ của trẻ tăng chậm (không đạt được một từ mới mỗi tuần).
Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói
- Trẻ chưa nói nổi 15 từ tổng cộng.
- Trẻ không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản chỉ với câu gồm 2 từ, ví dụ: “Mẹ bế”, “Ăn cơm”, “Uống sữa” (hoặc nói được nhưng nói còn vấp váp).
- Trẻ không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của ba mẹ hoặc người khác đã nói.
- Trẻ không hiểu các chỉ dẫn hoặc các câu hỏi dài hơn, ví dụ: “Lấy áo của con đi”, “Con muốn ăn không?”, “Mẹ đâu rồi?”
- Trẻ không muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
- Trẻ không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.
- Trẻ không biết giả vờ chơi với búp bê hoặc tự chơi với chính mình, ví dụ: cho búp bê ăn, nói chuyện một mình với búp bê, tự chải đầu làm đẹp.
- Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.
- Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà ba mẹ gọi tên.
- Trẻ không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà, ví dụ: bàn chải đánh răng, bát đĩa.
Lưu ý: ở độ tuổi này, có khoảng 20% trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói, rất nhiều trẻ trong số này đều sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.
Trẻ chậm nói khi 25 – 35 tháng tuổi
- Trẻ không thể nói được câu đơn giản có khoảng 2-4 từ.
- Trẻ không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ: một bài thơ ngắn.
- Trẻ không thể tự đặt các câu hỏi đơn giản.
- Trẻ không thể gọi tên một vài bộ phận trên cơ thể.
- Không ai trong gia đình có thể hiểu ý của trẻ.
Trẻ chậm nói khi đã được 3 tuổi
- Trẻ 3 tuổi không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ, ba).
- Trẻ không hiểu những chỉ dẫn hoặc câu hỏi ngắn, ví dụ: “Lấy giày của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”
- Không thể ghép các từ thành một câu ngắn, ví dụ: “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”
- Lời nói của trẻ phát ra rất không rõ ràng, khiến người trong nhà và người ngoài đều không hiểu.
- Trẻ không đặt câu hỏi.
- Trẻ thường xuyên lắp bắp, rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, khi nói vẻ mặt trẻ nhăn nhó.
- Trẻ ít quan tâm hoặc thậm chí không quan tâm gì đến sách truyện.
- Trẻ không quan tâm và không tương tác với những trẻ khác.
- Đặc biệt, trẻ rất khó tách khỏi bố mẹ.
Trẻ chậm nói dưới góc nhìn của chuyên gia:
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, khoa Nhiễm Thần Kinh của Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh. Trẻ chậm nói chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm 1: trẻ sinh non nhẹ cân sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và khả năng nói của trẻ. Nhóm này, trẻ chậm nói và chậm vận động, chậm đi.
- Nhóm 2: chậm nói thứ phát do môi trường sống, sinh hoạt gia đình, sử dụng các sản phẩm công nhệ, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với trẻ em bằng và lớn tuổi hơn, hoặc ít được người thân dành thời gian trò chuyện, kể chuyển, ca hát,… Nhóm này trẻ em chậm nói nhưng vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt.
- Nhóm 3: trẻ chậm nói do bệnh tự kỉ, tăng động giảm chú ý, bệnh lý tâm lý (chỉ muốn chơi 1 mình), nói chuyện nhưng ko nhìn vào mắt, tới nhà người lạ nhưng phá phách, làm việc nguy hiểm nhưng ko biết đó là nguy hiểm,…
Trẻ chậm nói dưới góc nhìn của Sinh trắc vân tay
Loại bỏ các yếu tố bênh lý thực thể như hở hàm ếch, thắng lưỡi, bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương não, bệnh lý vận động miệng, rối loạn xử lý âm thanh, bệnh lý tự kỷ, trẻ sinh non thì nhóm trẻ chậm nói dưới góc nhìn của Sinh trắc vân tay có gì đang quan tâm?
Sinh trắc vân tay giúp cha mẹ thực sự hiểu tính cách bẩm sinh của con
Ngành khoa học sinh trắc vân tay chỉ ra rằng với những người mang chủng vân tay Đại bàng Ws, Wt, hay chủng vân tay Núi Arch sẽ chậm nói hơn các chủng vân tay khác. Cụ thể:
- Ws, Wt : có xu hướng tự nghiên cứu và phân tích vấn đề, thích tự hành động
do đó trẻ có chủng vân tay này sẽ ít biểu lộ cảm xúc, chia sẻ, biểu hiện lạnh nhạt, …
- Arch : có xu hướng tự thu mình , ít chia sẻ, ngại thể hiện nói chuyện, thích đào sâu nghiên cứu, thích những thứ có nguyên tắc, ổn định lặp đi lặp lại do đó trẻ có chủng vân tay này ít thể hiện cảm xúc, thích tĩnh lặng, có thói quen phòng thủ và bị động.
Trường hợp điển hình của dấu hiệu chậm nói nhưng là Thiên tài: Albert Einstein
Dấu tay của Einstein được chụp khoảng năm 1930 bởi một người Đức Marianne Raschig. Albert Einstein sở hữu đủ 4 chủng vân tay đặc biệt: WP, AS – AT, RL, WX.
Ngay từ chủng vân tay, ta có thể thấy AS và AT (chủng núi) là chủng vân tay của thiên tài, não bộ có khả năng hấp thu thông tin vô hạn như một miếng bọt biển thấm nước. RL là chủng vân tay ngược, luôn thích làm những điều trái ngược, có lý tưởng lớn, khả năng liên kết và sáng tạo hết sức độc đáo và khác biệt.
Theo Wikiedia, “Hội chứng Einstein” được đặt bởi nhà kinh tế học Thomas Sowell, sau đó được giải thích thêm bởi Tiến sĩ Stephen Camarata – một bác sĩ và giáo sư tại Đại học Y khoa Vanderbilt. Nó được dùng để mô tả những người vô cùng thông minh mà chậm biết nói. Những người này thường là nam, chậm biết nói lúc bé, cha mẹ có trình độ học vấn cao, sinh ra trong gia đình có năng khiếu âm nhạc, giỏi những trò chơi đoán đố đòi hỏi khả năng suy nghĩ, và kĩ năng xã hội phát triển chậm.
Theo giải thích ban đầu, bố mẹ của Einstein đã phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để khắc phục tình trạng chậm nói của ông lúc khoảng 3-4 tuổi. Tuy nhiên, mọi thứ là bình thường và đơn giản là điều đặc biệt thường gắn với một thiên tài.
Hội chứng Einstein nhiều khi được chẩn đoán sai thành bệnh tự kỷ (autism). Những người đạt nhiều thành tích nổi trội trong cuộc sống, mà chậm biết nói, thường có ý chí mạnh mẽ, và ít tuân thủ lề thói lúc còn bé. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa Hội chứng Einstein và Bệnh tự kỷ là: khả năng giao tiếp của trẻ có Hội chứng Einstein thường tự động đạt tới mức bình thường sau một thời gian, trong khi những trẻ bị tự kỷ cần phải được trị liệu đặc biệt.
Do đó, để thực sự hiểu tính cách của con, cha mẹ hãy dành tặng con một CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG thông qua cung cụ sinh trắc vân tay nhé.
Tham khảo Dịch vụ sinh trắc vân tay cho bé 0-3 tuổi.