SINH TRẮC VÂN TAY CÓ ĐÚNG KHÔNG?

Dựa trên phân tích toán học xác suất thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã khẳng định, phương pháp sinh trắc dấu vân tay đúng đến 95%.

Edufu là đơn vị cung cấp dịch vụ sinh trắc vân tay cho người lớn và trẻ em. Nhưng chúng tôi không thần thánh hoá công cụ này và cũng không khuyến khích tất cả mọi người làm sinh trắc vân tay. Cũng như rất nhiều người lần đầu tiên biết đến sinh trắc vân tay, chúng tôi cũng đã tự hỏi mình: “Sinh trắc vân tay có đúng không?”. Hãy tìm câu trả lời cho mình qua bài viết này nhé.

SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY LÀ GÌ ?

Sinh trắc vân tay là phương pháp sử dụng công nghệ để phân tích hình dạng, độ dài và mật độ của dấu vân tay. Từ đó phân tích các đặc điểm của não bộ, tìm ra bản chất, đặc điểm tính cách, khả năng và năng lực tiềm ẩn của mỗi người.

Ngành khoa học sinh trắc vân tay đã được ghi nhận hàng trăm năm. Các mốc chính của ngành khoa học này:

Công nghệ sinh trắc học dấu vân tay qua các thời kỳ.
Công nghệ sinh trắc học dấu vân tay qua các thời kỳ.

Năm 1684 Tiến sĩ Nehemiah Grew giới thiệu những nghiên cứu đầu tiên về dấu vân tay đến Hội Hoàng Gia.

Năm 1880, Tiến sĩ Henry Faulds đưa ra lý luận số lượng vân tay TFRC có thể dự đoán tương đối chính xác mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người. Vì vậy có thể coi TFRC là một biểu hiện phụ trợ của hệ thống gen mà con người được thừa kế trong đó có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của mỗi người theo gen di truyền.

Năm 1892, Ông Francis Galtons là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt giữa các chủng vân tay. Ông đã đơn giản hóa và phân vân tay thành 3 chủng chinh với những đặc trưng tính cách khác nhau: chủng núi Arch, chủng nước Loop và chủng đại bàng Whorl .

Năm 1926, Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay.

Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.

Năm 1958, Tiến sĩ Noel Jacquin đã phát hiện ra đặc trưng tính cách thông qua dấu vân tay.

Năm 1967, Bà Beryl Hutchinson nghiên cứu sinh lý học phát hiện ra rằng sinh trắc vân tay có thể chỉ ra tiềm năng bẩm sinh của một con người.

Sau đó rất nhiều nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu và áp dụng sinh trắc vân tay trong nhiều lĩnh vực như lựa chọn thí sinh cho thế vận hội Olympic, trong lĩnh vực giáo dục,…

VÌ SAO PHÂN TÍCH VÂN TAY LẠI BIẾT ĐƯỢC ĐẶC ĐIỂM NÃO BỘ?

Theo ông Marcus Leng (Trung tâm Nghiên cứu Vân tay học Châu Á), mối quan hệ giữa vân tay và não bộ thể hiện rõ rệt trong quá trình tiến hóa. Bạn có thể quan sát qua các loài động vật sẽ thấy, những loài thông minh hơn sẽ có ngón tay – như chuột, tinh tinh… Loài có dấu vân tay nhiều hơn cũng sẽ thông minh hơn. Trong khi đó, các loài ít thông minh hơn, như thú ăn thịt, thì chỉ có móng vuốt.

Ở lĩnh vực y học, người ta quan sát được việc thiết lập mô hình sườn bì diễn ra từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 16 của thai kỳ con người.

Ở tuần thai thứ 10, da lòng bàn tay phôi thai bao gồm lớp biểu bì xếp lớp trên lớp hạ bì sợi vô định hình. Lớp trong cùng của lớp biểu bì tại giao diện với lớp hạ bì được gọi là lớp cơ bản và bao gồm các tế bào có trục vuông góc với bề mặt da. Sau đó, người ta quan sát thấy trong phôi thai của tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 thì lớp cơ bản này trở nên gợn sóng.

Những gợn sóng nhanh chóng nổi bật hơn và hình thành các nếp gấp của lớp biểu bì vào lớp hạ bì. Các nếp gấp này được gọi là các đường gờ chính. Chúng được thiết lập mô hình bề mặt vào tuần thứ 16. Bởi vì các mô hình dấu vân tay được mã hoá tại giao diện giữa lớp hạ bì và lớp biểu bì nên chúng sẽ không bị phá huỷ bởi những vết thương ngoài da. Quá trình này sẽ tiếp tục và kết thúc trong khoảng tuần 19-24 của thai kỳ.

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố các nơ-ron thần kinh và da là sự tăng trưởng thượng bì (EGF) và tăng trưởng thần kinh (NGF). Đây là những hoóc-môn tăng trưởng kích thích phân nhánh các sợi nơ-ron và tác động đến sự phân bố các làn gờ trên da chúng ta. Qua đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự phát triển đồng đều giữa vân tay và các thùy não.

Khám phá tiềm năng não bộ thông qua phân tích cấu trúc vân tay.
Khám phá tiềm năng não bộ thông qua phân tích cấu trúc vân tay.

SINH TRẮC VÂN TAY CÓ ĐÚNG KHÔNG?

Nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu về tâm lý, sinh lý con người đã được thực hiện tại nhiều nơi như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Việt Nam, … Kết quả cho thấy, thông qua quan sát hàng ngày, có thể phát hiện những điểm mạnh, yếu của từng người.

Tuy nhiên, việc xác định thông qua sinh trắc vân tay sẽ cho kết quả chính xác hơn, khoa học hơn.

Đây là việc phân tích bằng cách chụp lại 10 dấu vân tay bằng một công cụ chuyên dụng, sau đó đưa qua máy phân tích và có kết quả.

Đây là cách quan trọng và chính xác để giúp phát hiện những khả năng bẩm sinh, giá trị nhất của con người về di truyền học. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được đặc điểm tính cách, sở trường và năng lực riêng của từng người để có định hướng phát triển tốt nhất có thể.

Người có vân tay lạ nhất thế giới có lẽ là Albert Einstein

Các chủng vân tay của Albert Einstein.
Các chủng vân tay của Albert Einstein.

Năm 1930, một người Đức tên Marianne Raschig đã chụp lại dấu tay của Einstein. Kết quả cho thấy, ông sở hữu đủ cả 4 chủng vân tay đặc biệt: WP, AS-AT, RL, WX và hầu hết các ngón đều có chủng Whorl.

AS và AT (chủng núi) là chủng vân tay thiên tài, não bộ có khả năng hấp thu thông tin vô hạn như một miếng bọt biển thấm nước.

RL là chủng vân tay ngược, luôn thích làm điều trái ngược, lập dị, có ý tưởng lớn, khả năng liên kết và sáng tạo độc đáo, khác biệt.

WP chủng vân tay mắt công, là chủng vân tay của sự thông thái, trí tuệ, uyên bác, hoàn hảo.

WX lại càng đặc biệt hơn – chủng của sự kết hợp nhiều chủng tính cách khác nhau.

Nhưng ít người biết rằng, bố mẹ của Einstein đã phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để khắc phục tình trạng chậm nói của ông lúc khoảng 3-4 tuổi. Hội chứng Einstein nhiều khi được chẩn đoán sai thành bệnh tự kỷ (autism). Những người đạt nhiều thành tích nổi trội trong cuộc sống, mà chậm biết nói, thường có ý chí mạnh mẽ, và ít tuân thủ lề thói lúc còn bé.

Dựa trên phân tích toán học xác suất thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Phương pháp sinh trắc dấu vân tay đúng đến 95%”.

Điều này giúp chúng ta định nghĩa bản thân mình một cách chính xác và có những định hướng phát triển phù hợp.

Tuy vậy, những thông tin trong Bài báo cáo Sinh trắc vân tay mang tính chất là cơ sở khoa học và thông tin di truyền bẩm sinh của cá nhân. Không phản ánh mức độ ảnh hưởng từ môi trường học tập, sinh sống và trưởng thành của cá nhân đó.

Do dó, chúng tôi khuyến nghị nên làm sinh trắc cho trẻ từ 1 tuổi  để nhận được toàn bộ giá trị lợi ích sau:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *