8 SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI CHỌN NGHỀ

8 sai lầm của học sinh khi chọn nghề nghiệp.

Theo một khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM năm 2019, khoảng 60% sinh viên chọn sai ngành học, 75% thiếu hiểu biết về ngành nghề đã chọn, đối với học sinh thì con số này còn lớn hơn nữa. Việc chọn nghề đúng trong hành trình Hướng nghiệp sớm sẽ giúp các em không rơi vào trường hợp chọn sai rồi chọn lại, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của các em và gia đình. Hãy cùng EDUFU tổng hợp 8 sai lầm của học sinh khi chọn nghề nhé!

      1. Lối suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”.

Một phần các em học sinh tuổi này hầu như vẫn hoàn toàn bị động vào những quyết định của cha mẹ.

Một phần các em học sinh và cha mẹ vẫn nghĩ rằng cấp 2 vẫn còn quá sớm để nghĩ đến việc học gì, làm công việc gì. Cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thì cần gì phải nghĩ tới tương lai nghề nghiệp ở 10 năm sau nên các em phó mặc cho cha mẹ và thầy cô lựa chọn tương lai cho mình. 

Vì lẽ đó, các em không có thái độ đúng đắn đối với việc định hướng nghề nghiệp từ bậc trung học cơ sở mà thường sẽ để việc đó sang giai đoạn cuối trung học phổ thông khi chọn trường đại học.

Suy nghĩ này sẽ làm các em lỡ mất thời điểm vàng hướng nghiệp cho bản thân.

      2. Lối suy nghĩ cố chấp do thiếu kiến thức về hướng nghiệp.

Một số học sinh tuy vẫn ý thức được tầm quan trọng của việc hướng nghiệp, nhưng các em không biết nên làm gì, không biết nên bắt đầu từ đâu? Đôi khi bị nhầm lẫn giữa sở thích nhất thời với đam mê thực sự. Việc thiếu cơ sở, kiến thức, công cụ hướng nghiệp khiến các em đưa ra quyết định mà quên mất việc xem xét sự phù hợp giữa năng lực cá nhân, sở thích của bản thân với đặc trưng nghề nghiệp. 

Vân Anh, ngay từ khi còn nhỏ đã mong muốn trở thành một tiếp viên hàng không. Sau 3 năm thi tuyển liên tục em đành từ bỏ công việc mà mình mơ ước vì không đủ chiều cao, kỹ năng Tiếng Anh, kỹ năng trả lời phỏng vấn,… Khi các bạn cùng lớp cấp 3 chuẩn bị ra trường và làm việc mình theo đuổi thì lúc này Vân Anh mới bắt đầu nghiêm túc hướng nghiệp lại cho bản thân mình. 

       3. Lối suy nghĩ coi trọng con đường học vấn cho bằng bạn bè: 

Sai lầm của học sinh khi chọn nghề nghiệp là suy nghĩ coi trọng con đường học vấn cho bằng bạn bè.
Sai lầm của học sinh khi chọn nghề nghiệp là suy nghĩ coi trọng con đường học vấn cho bằng bạn bè.

“Học gì cũng được miễn là học đại học”,  đây là suy nghĩ của rất nhiều học sinh hiện nay. Hậu quả là nhiều em rất khó kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp trường đại học, nhiều em phải xin làm những công việc trái ngành, trái nghề hoặc không cần phải có trình độ đại học…

       4. Lối suy nghĩ ý kiến của cha mẹ là trên hết.

Nhiều em vì chưa thực sự hiểu bản thân cần gì, muốn gì, không biết sở trường và tính cách của mình phù hợp với công việc gì nên cứ thế mà nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ. Đôi khi các em cũng không dám bày tỏ chính kiến với cha mẹ. Điều này sẽ ra sao nếu như chính cha mẹ các em cũng không có kiến thức hướng nghiệp, không biết sử dụng những công cụ hướng nghiệp để có thể hiểu rõ sở trường và tính cách và đồng hành cùng các em trong quá trình hướng nghiệp???

       5. Dựa duy nhất vào học lực khi chọn nghề.

Sai lầm của học sinh khi chọn nghề nghiệp là dựa duy nhất vào học lực khi chọn nghề.
Sai lầm của học sinh khi chọn nghề nghiệp là dựa duy nhất vào học lực khi chọn nghề.

Theo quan niệm cũ, học sinh thường hay chọn khối theo môn mà các em học khá ở lớp, rồi mới chọn trường có khối đó để thi tuyển. Chính suy nghĩ và cách làm đó đã khiến cho 60% sinh viên ra trường làm trái ngành học.

Thực chất học lực không phản ánh toàn bộ khả năng, năng lực, sở trường,… của trẻ. Các em sẽ mất đi cơ hội được học tập và theo đuổi nghề nghiệp thực sự phù hợp với mình. Do đó, các em cần nghiêm túc thực hiện bước đầu tiên trong Quy trình hướng nghiệp là HIỂU MÌNH để có cơ sở chọn nghề phù hợp với khả năng, năng lực, đam mê của mình.

       6. Chọn nghề theo trào lưu.

Rất nhiều học sinh chọn nghề theo trào lưu đang “hot”mà không thực sự hiểu rõ “nghề hot” đó có thực sự phù hợp với bản thân mình hay ko? Thiếu sự tham khảo thực tế và thông tin đầu ra của thị trường lao động dẫn đến việc lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của gia đình và bản thân các em.

       7. Chọn nghề được xã hội trọng vọng hay vì lý do kinh tế

Nhiều học sinh thì quá coi trọng giá trị nghề nghiệp như lương cao, được mọi người ngưỡng mộ, ….mà xem nhẹ yếu tố bên trong chính các em là khả năng, sở thích, tính cách,…

Hạnh chọn học ngành ngân hàng vì Ngân-chị họ em đang làm việc trong một ngân hàng lớn tại tỉnh. Thấy chị có thu nhập cao nên em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Em ra trường với kết quả học tập trung bình. Lúc này mẹ của Ngân mất chức phó giám đốc ngân hàng, với kết quả học tập không cao, bản thân Hạnh không yêu thích, không có khả năng nổi trội trong ngành này nên em không kiếm được việc và chấp nhận làm việc sai ngành để có thu nhập.

       8. Bỏ qua các yếu tố, tác nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề.

Rất nhiều bạn trẻ tiếc nuối vì “đứt gánh giữa đường” trong quá trình học tập và theo đuổi nghề nghiệp mơ ước vì bỏ qua những yếu tố, tác nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề như tài chính gia đình ( học phí, chi phí đào tạo…), vị trí địa lý hay sức khoẻ, khiếm khuyết của cơ thể (cận thị, ….)

Chọn nghề nghĩa là các em đang chọn cho mình một tương lai. Dù đang ở lứa tuổi nào, hãy là người có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội các em nhé!

Cha mẹ và các con tham khảo các bài viết cùng chủ đề hướng nghiệp:

Cha mẹ và các con tham khảo thêm lợi ích của sinh trắc vân tay qua các độ tuổi:

Lưu ý: Kết quả phân tích sinh trắc vân tay không đổi trong suốt cuộc đời mỗi người, Edufu khuyến nghị thực hiện phân tích sớm để nhận được toàn bộ giá trị lợi ích trên.

14 thoughts on “8 SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI CHỌN NGHỀ

  1. admin says:

    Chào em, không chỉ các em mà rất nhiều sinh viên, phụ huynh cũng có suy nghĩ như vậy. Suy nghĩ này là kẻ thù của "thời gian, công sức, tiền bạc" của các em và gia đình. Chúc em có định hướng nghề nghiệp tốt.

  2. admin says:

    Cám ơn chị đã để lại comment. Chúc gia đình chị hướng nghiệp cho con hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0978932087.

  3. admin says:

    Chào em, sai lầm thứ 2 là lối suy nghĩ cố chấp do thiếu kiến thức về hướng nghiệp. Lối suy nghĩ này khiến cho các em rơi vào trạng thái "mù quáng", các em có thể nhận ra bản thân không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu nghề nhưng vì quá thích nên dành nhiều năm thanh xuân để theo đuổi, lãng phí tuổi trẻ và công sức của bản thân em.

  4. admin says:

    Cám ơn chị đã để lại câu hỏi rất hay. Mục đích của EDUFU khi tổng hợp các sai lầm của học sinh khi chọn nghề là để cha mẹ và các con có thông tin đối chiếu trong quá trình hướng nghiệp. Khi nhận ra sai lầm thì gia đình mình sẽ áp dụng kiến thức, công cụ để tránh được những sai lầm đó. Mọi tư vấn hướng nghiệp, vui lòng liên hệ hotline: 0978932087.

  5. admin says:

    Chào em. Em hãy lắng mình thực hiện bước đầu tiên trong Quy trình hướng nghiệp là HIỂU MÌNH nhé. Chỉ khi thực sự hiểu con người bên trong em, em sẽ có định hướng phù hợp cho tương lai của mình. EDUFU luôn đồng hành cùng em!

  6. Tú Nhi says:

    Làm thế nào để hiểu mình ạ? Em 14 tuổi nhưng thực sự hok biết mình có điểm mạnh gì để chọn nghề ạ?

  7. Hoàng Nguyên says:

    Bài viết rất đúng ạ. Em cũng đã từng nghĩ học gì cũng được, miễn là được học đại học.

  8. Thảo Nhi says:

    Chị và con đã đọc rất kỹ bài viết này, hai mẹ con cũng gặp phải 3 sai lầm khi chọn nghề cho con. Cám ơn Edufu!

  9. Trọng says:

    Ad giải thích rõ hơn giúp em về sai lầm thứ 2. Em cám ơn.

  10. admin says:

    Chào em, có khoảng hơn 60% sinh viên chọn sai ngành học do yếu tố khách quan và chủ quan. Trường hợp của em, em hãy mạnh dạn bày tỏ quan điểm, mong muốn của mình với mẹ. Sinh trắc vân tay là một công cụ khoa học, phân tích số liệu có thể giúp em giải đáp được câu hỏi tích cách, khả năng,… bẩm sinh của em có phù hợp với nghề kế toán hay không. Các con số không biết nói dối, đây là tài liệu hữu ích để em và gia đình hướng nghiệp hiệu quả. Chúc em luôn thành công!

  11. Ngọc Anh says:

    Mẹ em thích em làm kế toán nhưng em hok thích nghề này lắm, có ai bị như em hok?

  12. admin says:

    Chào em! Câu hỏi của em rất cụ thể. Hiểu mình là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong quyết định chọn nghề và hành trình hướng nghiệp.
    Hiểu mình là biết ưu điểm, nhược điểm, tính cách, khả năng, biết mình cần gì, muốn gì,…
    Trường hợp của em không biết điểm mạnh của mình, em nên tham khảo công cụ khoa học sinh trắc vân tay để hiểu rõ con người bẩm sinh của em.
    Trong kết quả phân tích các chỉ số trong bài sinh trắc vân tay hướng nghiệp em sẽ được biết các thông tin như: Năng lực bẩm sinh để lựa chọn công việc phù hợp với năng lực; Sở thích nghề nghiệp để tìm công việc phù hợp với môi trường và tính chất công việc; Chỉ số vượt khó AQ đánh giá khả năng ứng phó nghịch cảnh, khó khăn; Chỉ số thông minh IQ, CQ đánh giá khả năng đưa ra giải pháp sáng tạo, hiệu quả,…; Góc ATD chỉ ra mức độ nhanh nhạy trong tiếp thu nắm bắt thông tin; Chỉ số TFRC cho biết mức độ xử lý thông tin; Chủng vân tay trên 10 ngón tay cùng phần trăm tương ứng cho biết dạng biểu hiện và mức độ các khả năng; Kênh giao tiếp nổi trội cho biết cách thức học tập hiệu quả; Chức năng 5 thùy não cho biết khả năng nào nổi bật để tập trung phát triển từ sớm để sớm trở thành kỹ năng; Phân tích tiềm năng não bộ chỉ ra khả năng tiềm ẩn ở vùng não nào để sớm xác định và áp dụng các phương pháp kích hoạt tiềm năng.
    Đặc biệt tại EDUFU em sẽ được chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm đưa ra các khuyến nghị đi kèm để phát triển năng lực, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và cùng em tham khảo những xu hướng nghề nghiệp mới nhất hiện nay có thu nhập cao đang được giới trẻ yêu thích, cùng những kỹ năng cần thiết cho công việc đó để lựa chọn phù hợp.
    Chúc em có sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình! Hotline tư vấn của EDUFU: 0978932087.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *