8 SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHI HƯỚNG NGHIỆP CHO CON

8 sai lầm của cha mẹ khi hướng nghiệp cho con

Trẻ em là tương lai của đất nước, tương lai của các em phụ thuộc rất nhiều vào quá trình hướng nghiệp của các em và gia đình. Trong bài viết này, EDUFU tổng hợp 8 sai lầm của cha mẹ khi hướng nghiệp cho con. Mời cha mẹ cùng xem để điều này không xảy ra với gia đình mình nhé!

  1. Hướng nghiệp là quyết định chọn nghề nghiệp cho con.

Rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn hướng nghiệp là ra quyết định con làm nghề gì.

Theo Luật Giáo dục 2019, “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”.

Như vậy hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội. Hướng nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng chọn nghề cho thế hệ trẻ.

Chỉ khi làm tốt công tác hướng nghiệp, con trẻ mới thực sự hiểu rõ sở trường, tính cách của bản thân mình (HIỂU MÌNH), hiểu rõ những yêu cầu của nghề với lao động (HIỂU NGHỀ), hiểu được những yếu tố tác động tới bản thân trong quá trình chọn nghề (HIỂU XÃ HỘI) từ đó các con sẽ chủ động chọn nghề phù hợphạnh phúc trong nghề nghiệp, làm việc với năng suất cao và đóng góp, cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.

  1. Hướng nghiệp là việc của nhà trường, của thầy cô giáo.

Sai làm của cha mẹ khi hướng nghiệp cho con khi đặt trách nhiệm hướng nghiệp lên vai thầy cô giáo.
Sai làm của cha mẹ khi hướng nghiệp cho con khi đặt trách nhiệm hướng nghiệp lên vai thầy cô giáo.

Rất nhiều cha mẹ xem nhẹ việc hướng nghiệp cho con và đặt trách nhiệm này lên vai những thầy cô giáo và nhà trường. Thực tế, hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà còn được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh.

Cha mẹ học sinh đóng vai trò rất lớn trong quá trình hướng nghiệp cho con. Vì cha mẹ là người gần gũi, hiểu con nhất. Hạnh phúc và sự thành đạt của con là niềm mong ước lớn nhất của những người làm cha, làm mẹ.

Khi đã tìm ra con đường cho con trẻ, cha mẹ là người đồng hành đáng tin cậy, là nguồn lực và là bệ phóng giúp con đi đến con đường hạnh phúc và thành công.

  1. Hướng nghiệp vượt quá khả năng học tập của con.

Hầu hết cha mẹ đều mong muốn con học hết cấp 3 và thi vào đại học ngay cả khi khả năng học tập của các con chưa tốt. Chính kỳ vọng này làm cha mẹ không đánh giá đúng năng lực của con, để con đi một đôi giày quá rộng. Nếu con may mắn thi đỗ trường như cha mẹ kỳ vọng thì con trẻ cũng luôn cảm thấy áp lực, mất tự tin vào bản thân, hậu quả là “đứt gánh giữa đường”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai của con.

  1. Hướng nghiệp cho con quá muộn.

Nhiều thế hệ phụ huynh Việt Nam đã ăn sâu vào tiềm thức, suy nghĩ là chờ con học xong trung học phổ thông (cấp 3), đến kỳ thi Đại học mới chọn ngành, chọn nghề, chọn trường cho con. Suy nghĩ này đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại.

Theo chương trình Giáo dục phổ thông mới được áp dụng cho bậc Trung học Phổ thông (Cấp 3), từ năm học 2022-2023, thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn, gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn. Do đó học sinh phải đưa ra lựa chọn của mình khi bước vào lớp 10.

Nhiều cha mẹ cho rằng việc hướng nghiệp khi  học cuối năm trung học cơ sở ( cấp 2) – cái tuổi ăn chưa no, nghĩ chưa tới là quá sớm nên thường xem nhẹ tầm quan trọng của việc này. Do đó cha mẹ chỉ thực hiện qua loa hoặc cũng không có nhiều kinh nghiệm để định hướng đúng cho con.

Thực tế đã chứng minh, những đứa trẻ được đầu tư đúng hướng từ giai đoạn sớm sẽ dễ thành công và thăng hoa trong sự nghiệp.

  1. Hướng nghiệp cho con theo ước mơ, nguyện vọng của cha mẹ.

Sai lầm của cha mẹ khi hướng nghiệp cho con là hướng nghiệp cho con theo ước mơ, nguyện vọng của cha mẹ.
Sai lầm của cha mẹ khi hướng nghiệp cho con là hướng nghiệp cho con theo ước mơ, nguyện vọng của cha mẹ.

Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con, nhiều cha mẹ cho mình quyền áp đặt suy nghĩ, định hướng của mình lên con mà không quan tâm tới năng lực, tính cách và mong muốn của con.

Vì nghĩ con còn nhỏ, chưa biết nhiều nên cha mẹ thường bỏ qua bước đầu tiên trong hướng nghiệp là để con tìm hiểu bản thân mình, khám phá tính cách, năng lực, sở trường, sở thích, …

Không cho con có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình hoặc có nghe nhưng bỏ ngoài tai các nguyện vọng đó để rồi gặp nhiều cảnh dở khóc dở cười như trong ngày tốt nghiệp đại học, con trả bố mẹ tấm bằng tốt nghiệp và mạnh dạn đi con đường riêng của mình hoặc có sinh viên vật vã mãi không hoàn thành xong chương trình vì không có động lực, hứng thú với ngành bố mẹ đã chọn.

  1. Bất bình đẳng về giới trong định hướng nghề nghiệp cho con.

Bất bình đẳng giới và định kiến giới vẫn tồn tại và ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ phụ huynh Việt Nam. Theo định kiến này, nam giới phải làm những việc liên quan đến kỹ thuật, nặng nhọc cần đến sức khoẻ,…, còn những công việc mềm dẻo, khéo léo, dịu dàng,… thì dành cho nữ giới.

Thực tế đã chứng minh nữ giới cũng làm được những công việc như phi công, công an, cảnh sát,..và nhiều nam giới thành công trong lĩnh vực thiết kế thời trang, make-up, …

Cha mẹ đừng để định kiến giới này cản trở, cướp đi cơ hội theo đuổi ước mơ của con mình.

  1. Chú ý đến cơ hội xin việc hơn là cơ hội phát huy sở trường của con.

Thực tế hiện nay nhiều cha mẹ hướng con vào những ngành nghề “thời thượng”, dễ xin việc, “việc nhẹ, lương cao”, hoặc những công việc mà gia đình, người thân có mối quan hệ “đặc biệt”, chỉ chờ con tốt nghiệp là vào làm. Việc này không xấu nhưng nó sẽ thành sai lầm nếu cha mẹ không cùng con tìm hiểu, cân nhắc những khó khăn, thử thách, yêu cầu của nghề với tính cách, khả năng, sở trường, sở thích, nguyện vọng của con.

Gia đình có nhiều thế hệ làm nhà giáo không có nghĩa là đứa trẻ nào sinh ra trong gia đình đó cũng yêu nghề giáo và mong muốn trở thành giáo viên.

  1. Bỏ qua những yếu tố, tác nhân ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề.

Có những yếu tố, tác nhân ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề của con mà cả cha mẹ và các con bỏ qua dẫn đến quá trình học tập, sự nghiệp của con bị “đứt gánh giữa đường”. Ví dụ như:

  • Tài chính gia đình
  • Vị trí địa lý
  • Điều kiện sức khoẻ và thể chất của con
  • …….

Nguyên nhân của những sai lầm trên chủ yếu là do đa số cha mẹ còn thiếu kiến thức cơ bản về hướng nghiệp nên hướng nghiệp cho con theo cảm tính và kinh nghiệm, bỏ qua quy trình hướng nghiệpý kiến của chuyên gia.

Khi nhận ra những sai lầm và nguyên nhân của sai lầm đó trong quá trình hướng nghiệp cho con, cha mẹ và con yêu sẽ dễ dàng hơn trong việc cập nhật kiến thức, áp dụng công cụ, giải pháp trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho con.

 

Cha mẹ tham khảo các bài viết cùng chủ đề hướng nghiệp:

Cha mẹ tham khảo thêm lợi ích của sinh trắc vân tay qua các độ tuổi:

Lưu ý: Kết quả phân tích sinh trắc vân tay không đổi trong suốt cuộc đời mỗi người, Edufu khuyến nghị thực hiện phân tích sớm để nhận được toàn bộ giá trị lợi ích trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *